Chuyển đến nội dung chính

Phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp

Phục hồi chức năng bệnh viêm cột sống dính khớp là liệu pháp điều trị cơ bản và rất cần thiết cần được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh. Các dạng bệnh xương khớp nói chung muốn chữa trị đều cần thời gian lâu dài kèm theo sự nỗ lực của bản thân người bệnh trong vấn đề luyện tập tích cực. 


Nếu như vì ngại đau mà không tìm phương pháp tiến hành phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp, tình trạng sẽ trở nên xấu đi và khả năng điều trị thành công bị giảm đi đáng kể.

VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Đây là một dạng bệnh xương khớp mãn tính, xảy ra phổ biến ở độ tuổi rất trẻ (dưới 30 tuổi) và hầu hết phát hiện thấy ở nam giới. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến khả năng lao động, làm việc, sinh hoạt nói chung của giới trẻ.

Nguồn gốc dẫn đến hiện tượng dính khớp là do những thương tổn tại vùng khớp cùng của xương chậu nối với cột sống (đoạn sống cùng), gây ra sự lắng tụ canxi và cố định các tổn thương lại, nhưng đồng thời cùng khiến hoạt động khớp tại đây bị cứng, khó khăn và liên kết cứng với nhau mất đi sự linh hoạt. Viêm cột sống dính khớp thường kéo theo biểu hiện ở các khớp hai chi dưới cơ thể, dễ gây ảnh hưởng đến vận động đi lại, chạy nhảy…

Căn bệnh này thường có tiến triển rất chậm trong cơ thể mà người bệnh khó có thể nhận biết trong thời gian đầu. Cho nên, nếu để bệnh duy trì lâu dài không có hướng tác động tích cực, nguy cơ cao nhất là tàn phế hoàn toàn có thể xảy ra.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG MÀ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY RA CHO CƠ THỂ NGƯỜI BỆNH


Đau tại vùng thắt lưng, mông, hông, đau dọc theo đường phân bố của dây thần kinh tọa, đau các khớp ở chi dưới, thậm chí là lên tới đoạn đốt sống cổ.

Đau hơn khi có vận động cột sống thắt lưng và về ban đêm, gây ảnh hưởng tinh thần người bệnh.

Vào các buổi sáng khi thức dậy sẽ thấy hiện tượng cứng khớp tại thắt lưng, khó vận động, người bệnh sẽ phải ngồi một lúc, vận động nhẹ nhàng rồi mới có thể đứng dậy tiến hành các hoạt động cá nhân.

Eo lưng sẽ bị dẹt đi khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn. Cột sống biến dạng, lưng gù, cổ bị dướn về phía trước.

Khi chứng viêm khớp háng xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau tại vùng mông, bẹn, teo cơ tại mông và đùi, khớp gối sưng đau, việc đi lại hết sức khó khăn.

Các khớp vai, cổ chân cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân sẽ có thể mắc một số chứng bệnh hay hiện tượng khác như sụt cân, viêm mống mắt, hở van tim, viêm ruột, thể trạng luôn mệt mỏi…

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?


Viêm cột sống dính khớp tiến triển rất từ từ và chậm chạp trong cơ thể, lại thuộc vào dạng bệnh xương khớp, vốn không thể vội vàng nhanh chóng dù có áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Khả năng phục hồi của bệnh nhân đến đâu là phụ thuộc phần lớn vào quá trình nỗ lực của chính bản thân họ. Phục hồi chức năng bệnh viêm cột sống dính khớp là sử dụng các biện pháp cụ thể, nhằm vào các mục đích sau đây:

Kiểm soát được những cơn đau và hạn chế tình trạng viêm.

Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thành các biểu hiện teo cơ, cứng khớp, biến dạng cột sống, biến dạng khớp.

Duy trì được tầm vận động của cột sống và khớp, sau đó cải thiện dần theo hướng tích cực lên, đồng nghĩa với việc duy trì và cải thiện chức năng vận động nói chung cho cơ thể.

Cải thiện tâm lý, tình hình sức khỏe, hạn chế stress và những suy nghĩ tiêu cực cho bệnh nhân.

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NẶNG BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP PHỔ BIẾN THƯỜNG ÁP DỤNG:


Về cơ bản

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần được phổ biến đầy đủ và đúng đắn những kiến thức nói chung về bệnh viêm cột sống dính khớp, đồng thời phân tích cụ thể tình trạng bệnh của cá nhân, khả năng điều trị và mức độ khả quan của các phương pháp.

Giữ cho tinh thần người bệnh luôn lạc quan với những kết quả điều trị có xu hướng tốt. Tích cực động viên lấy tinh thần để họ tự giác thực hiện các phương pháp phòng tránh, luyện tập chủ động.

Phổ biến cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về những lưu ý chi tiết trong quá trình điều trị bệnh cũng như sau đó, ví dụ như nằm ngủ phải nằm trên nền cứng; sử dụng gối không quá cao cũng không quá cứng, tốt nhất là gối mỏng hoặc không dùng gối; không làm các công việc nặng nhọc; hạn chế tối đa tư thế ngồi xổm…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoái hóa khớp gối ở nữ

TỪ TUỔI NGOÀI 30, LƯỢNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ ĐÃ DẦN BỊ THOÁI HÓA (MỖI NĂM GIẢM 0,25 – 1%). ĐẾN THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI MÃN KINH, LƯỢNG ESTROGEN GIẢM MẠNH, NÊN TỐC ĐỘ THOÁI HÓA XƯƠNG KHÁ NHANH, MỖI NĂM GIẢM 1 – 5% VỚI BIỂU HIỆN CHỦ YẾU LÀ XỐP XƯƠNG Do đặc thù công việc hay phải làm việc nhà nên phụ nữ có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp các vitamin kém đi, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi… gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy… Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa xương khớp gối. ...

Bệnh Gút ( Gout)

Bệnh Gút (Gout) là một dạng viêm khớp thường gây ra những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh. Bệnh gút thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 40 - 50 và xuất phát từ thói quen ăn uống phản khoa học. Vậy những người bị bệnh gút (gout) nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau : Bệnh gút là gì? Theo định nghĩa trong y học hiện đại, bệnh gút là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự rối loạn trao đổi chất Axid Uric tại các khớp xương và gân gây sưng và đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường bị đau do bệnh gút là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay... Bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 40 – 50 tuổi nhưng hiện nay do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống 30, những đối tượng thường xuyên dùng bia rượu, hải sản và thịt đỏ giàu đạm. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị gút sau thời kỳ mãn kinh. Người bị bệnh gút thường phải trải qua những triệu chứng điển hình là các cơn đau ở khớp ập ...

Lời khuyên của bác sĩ phòng bệnh gai gót chân

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể...). Bệnh gai gót chân hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân. Để phòng bệnh cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát-xa gan chân. Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao ...