Chuyển đến nội dung chính

Xương thủy tinh là bệnh gì?

Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương. Người mắc bệnh này thường dễ vỡ xương, mặc dù có thể ít hoặc không có tổn thương rõ ràng. 


Ngoài gãy xương, người bệnh đôi khi bị yếu cơ hoặc lỏng khớp và thường mắc dị tật xương bao gồm tầm vóc nhỏ, vẹo cột sống (cong cột sống), các xương dài hình cung.

Bệnh xương thủy tinh gồm có 4 loại, đặc trưng bởi tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, bao gồm:


Loại I: đây là loại xương thủy tinh nhẹ và phổ biến nhất. Những người mắc xương dễ gãy loại I khi còn nhỏ và niên thiếu thường do chấn thương nhỏ gây ra;

Loại II: đây là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh xương thủy tinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường chết trong năm đầu tiên sau sinh;

Loại III: bệnh xương dễ gãy có các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nặng. Trẻ sơ sinh bị xương thủy tinh loại III có xương rất mềm, dễ vỡ và có thể bắt đầu gãy trước khi sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh;

Loại IV: đây là hình thức bệnh tương tự như loại I. Bệnh nhân thường cần khung chân hoặc nạng để đi bộ. Tuổi thọ của họ gần hoặc giống với người bình thường.

Một số loại xương thủy tinh cũng liên quan đến mất phát triển thính lực, mắt màu xanh hoặc xám ở tròng, các vấn về đề răng (bệnh tạo ngà răng bất toàn), cột sống cong bất thường (vẹo cột sống) và lỏng khớp. Những người mắc bệnh này thường có những bất thường xương khác và tuổi thọ trung bình ngắn hơn  người bình thường. Đau lưng dưới http://coxuongkhoppcc.com/dau-lung-duoi.html 

Bác sĩ thường chẩn đoán sớm bệnh xương thủy tinh dạng nghiêm trọng từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, nếu bị nhẹ, con bạn có thể đến khám bác sĩ khi đã lớn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoái hóa khớp gối ở nữ

TỪ TUỔI NGOÀI 30, LƯỢNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ ĐÃ DẦN BỊ THOÁI HÓA (MỖI NĂM GIẢM 0,25 – 1%). ĐẾN THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI MÃN KINH, LƯỢNG ESTROGEN GIẢM MẠNH, NÊN TỐC ĐỘ THOÁI HÓA XƯƠNG KHÁ NHANH, MỖI NĂM GIẢM 1 – 5% VỚI BIỂU HIỆN CHỦ YẾU LÀ XỐP XƯƠNG Do đặc thù công việc hay phải làm việc nhà nên phụ nữ có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp các vitamin kém đi, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi… gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy… Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa xương khớp gối. ...

Bệnh Gút ( Gout)

Bệnh Gút (Gout) là một dạng viêm khớp thường gây ra những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh. Bệnh gút thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 40 - 50 và xuất phát từ thói quen ăn uống phản khoa học. Vậy những người bị bệnh gút (gout) nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau : Bệnh gút là gì? Theo định nghĩa trong y học hiện đại, bệnh gút là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự rối loạn trao đổi chất Axid Uric tại các khớp xương và gân gây sưng và đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường bị đau do bệnh gút là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay... Bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 40 – 50 tuổi nhưng hiện nay do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống 30, những đối tượng thường xuyên dùng bia rượu, hải sản và thịt đỏ giàu đạm. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị gút sau thời kỳ mãn kinh. Người bị bệnh gút thường phải trải qua những triệu chứng điển hình là các cơn đau ở khớp ập ...

Lời khuyên của bác sĩ phòng bệnh gai gót chân

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể...). Bệnh gai gót chân hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân. Để phòng bệnh cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát-xa gan chân. Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao ...