Chuyển đến nội dung chính

Bệnh Gút ( Gout)

Bệnh Gút (Gout) là một dạng viêm khớp thường gây ra những cơn đau rất khó chịu cho người bệnh. Bệnh gút thường gặp ở những nam giới có độ tuổi từ 40 - 50 và xuất phát từ thói quen ăn uống phản khoa học. Vậy những người bị bệnh gút (gout) nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau :


Bệnh gút là gì?


Theo định nghĩa trong y học hiện đại, bệnh gút là hiện tượng lắng đọng những tinh thể Urat do sự rối loạn trao đổi chất Axid Uric tại các khớp xương và gân gây sưng và đau nhức cho người bệnh. Những vị trí thường bị đau do bệnh gút là khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay...

Bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 40 – 50 tuổi nhưng hiện nay do chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh đã giảm xuống 30, những đối tượng thường xuyên dùng bia rượu, hải sản và thịt đỏ giàu đạm. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị gút sau thời kỳ mãn kinh.

Người bị bệnh gút thường phải trải qua những triệu chứng điển hình là các cơn đau ở khớp ập tới bất thình lình kèm theo biểu hiện sưng – đau – nóng – đỏ tại một hoặc nhiều khớp, viêm khớp, viêm cạnh khớp, lắng đọng sạn Urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp, lắng đọng sạn Urat  thận gây bệnh viêm thận kẽ, suy thận cấp… do gút. Tê chân tay sau sinh http://coxuongkhoppcc.com/te-tay-chan-sau-sinh.html 

Những cơn đau do bệnh gút gây ra có thể giảm đi trong khoảng 7 – 10 ngày kể cả khi không được điều trị nhưng sẽ tiếp tục tái phát sau vài tháng hoặc vài năm. Lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó điều trị.


Bệnh gút (gout) có 2 dạng nguyên phát và thứ phát


✦ Bệnh gút dạng nguyên phát: Dạng này chiếm đại đa số các trường hợp bị bệnh. Chưa xác định rõ nguyên nhân của gout nguyên phát, đó có thể là do di truyền, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng mạnh dẫn đến tăng axit uric hoặc cũng có thể do cơ địa từng người.

✦ Bệnh gút dạng thứ phát: Nguyên nhân có thể do mắc các bệnh về máu như đa hồng cầu, thiếu máu, tan máu, bạch cầu tinh thể tủy. Hoặc tăng giáng hóa purin kiềm nội sinh, giảm thải axit uric qua thận do viêm thận mãn tính, suy thận.

Gút là bệnh mạn tính nhưng không có nghĩa là không thể điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Đồng thời cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ để tầm soát bệnh.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoái hóa khớp gối ở nữ

TỪ TUỔI NGOÀI 30, LƯỢNG XƯƠNG CỦA PHỤ NỮ ĐÃ DẦN BỊ THOÁI HÓA (MỖI NĂM GIẢM 0,25 – 1%). ĐẾN THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU KHI MÃN KINH, LƯỢNG ESTROGEN GIẢM MẠNH, NÊN TỐC ĐỘ THOÁI HÓA XƯƠNG KHÁ NHANH, MỖI NĂM GIẢM 1 – 5% VỚI BIỂU HIỆN CHỦ YẾU LÀ XỐP XƯƠNG Do đặc thù công việc hay phải làm việc nhà nên phụ nữ có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp các vitamin kém đi, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi… gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy… Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa xương khớp gối. ...

Lời khuyên của bác sĩ phòng bệnh gai gót chân

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể...). Bệnh gai gót chân hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân. Để phòng bệnh cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát-xa gan chân. Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp. Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa: Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao ...